In offset là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Từ ưu điểm đến những ứng dụng và quy trình đều thể hiện được sự chuyên nghiệp và khả năng tạo ra các sản phẩm chất lượng không thua kém những kỹ thuật khác, hiện nay kỹ thuật này khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Hãy cùng với In Thuần Việt tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật này thông qua bài viết dưới đây nhé!

in offser giá rẻ

Kỹ thuật in offset

In offset là gì?

Kỹ thuật này còn được gọi là in gián tiếp, mực được thấm mạnh vào trong giấy in hơn là các kỹ thuật in phủ bên ngoài, là hình thức in ấn khá phổ biến hiện nay

Đây là một kỹ thuật in ấn mà trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn được gọi là các tấm offset) rồi mới ép từ miếng cao su này lên bề mặt giấy in, sử dụng mực một màu hoặc nhiều màu.

In offset thường được dùng để in các sản phẩm cần số lượng lớn như bao lì xì, in tờ rơi, in brochure, in catalogue, voucher hay bao bì sản phẩm… Và nếu bạn muốn sử dụng kỹ thuật in offset này thì bạn phải hiểu thật rõ về nó. Chỉ như thế thì khi in bạn mới đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng phương pháp in này đấy.

Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in offset

  • Chất lượng hình ảnh cao – nét, màu sắc đẹp rõ ràng và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy. Chính là nhờ vào hệ thống bánh răng in bằng cao su có tính đàn hồi, có thể áp đều lên bề mặt cần in.
  • Khả năng ứng dụng in lên nhiều bề mặt khác nhau, kể cả bề mặt không phẳng, sần sùi (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
  • Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
  • Các bản in giữ màu hơn, có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in: dùng ống bản in loại khắc sẵn thông tin thay cho loại trống mực (ink drum) trong máy in kỹ thuật số.
  • Là phương pháp có chi phí rẻ nhất để sản xuất các bản in chất lượng cao với số lượng lớn. Với những sản phẩm cần in ấn dạng thương mại thì in offset là lựa chọn khá phù hợp. Do tính chất của phương pháp này là sử dụng các bản in đã cố định, nên nếu in càng nhiều thì giá thành sẽ giảm mà hình ảnh vẫn chất lượng cao.

Ứng dụng của in offset

xưởng in offset

Một số ứng dụng được sử dụng bằng in offset

Dưới đây là một số ví dụ về các ứng dụng của in offset

  • Báo chí:đây là ví dụ dễ thấy nhất về in offset và nó đã trở thành một phần cuộc sống của mọi người. Với tốc độ in ấn nhanh và hiệu quả, in offset cho ra lò khối lượng ấn bản khổng lồ như vậy mỗi ngày.
  • Sách: là một ứng dụng khác của in offset. Dù là phục vụ cho mục đích gì đi chăng nữa, giáo dục hay giải trí, sách vẫn là nguồn sống của nhiều người và nhờ có in offset, sách đã có giá cả phải chăng hơn.
  • Ngành công nghiệp tiếp thị và quảng cáo: đây là ngành hàng sẽ thụt lùi hàng thế kỷ nếu không có in offset. Công nghệ này được ưa chuộng trong việc in ấn tờ rơi, tài liệu quảng cáo, tài liệu PR và một loạt các ứng dụng tiếp thị khác.

Quy trình của kỹ thuật in offset

giá in offset

Quy trình của kỹ thuật in offset

>>Xem thêm: In kỹ thuật số là gì? Quy trình, phương pháp in kỹ thuật số

Bước 1: Thiết kế chế bản 

Để có được bản in offset chất lượng, không bị lỗi hỏng, đầu tiên phải tạo ra chế bản in trên chuẩn trên máy tính hay có thể hiểu là thiết kế bản in chuẩn file với những thông tin mong muốn. Công đoạn này cần thực hiện một cách tỉ mỉ và cẩn thận bởi bản đã in ra sẽ không sửa được nữa.

Các thông tin cần trình bày, thể hiện trên thiết kế một cách hài hòa cả về nội dung, hình thức và màu sắc theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, khách hàng.

Bước 2: Output film

Sau khi đã thỏa thuận và hoàn thiện quá trình thiết kế, công ty in bao bì có thể chuyển sang bước kế tiếp là outfilm. Trong in ấn nói chung và in offset nói riêng, chúng ta sử dụng hệ màu CMYK đại diện cho 4 màu: C (Cyan: xanh), M (Magenta: hồng), Y (Yellow: vàng), K (Black: đen). Đối với những bản in sử dụng một màu thì không cần xuất film. Còn bản in sử dụng nhiều hơn một màu sẽ phải outfilm.

Lưu ý: 4 màu trên chỉ là màu chuẩn, còn thực tế khi in ra sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, các màu sau in sẽ dựa vào 4 màu chuẩn để tạo thành.

Bước 3: Phơi bản kẽm

Sau khi có 4 tấm film, kỹ thuật viên in ấn sẽ đem phơi từng tấm một lên bản kẽm. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Đây là bước thứ 3 trong quá trình in offset. Khi đó, chúng ta tiếp tục có được 4 bản kẽm đại diện cho 4 màu trong hệ màu CMYK để in ấn.

Bước 4: In offset

Người thợ in sẽ chọn 1 trong số 4 màu kẽm lắp lên quả lô máy in, chọn màu nào thì sẽ xuất hiện loại mực tương ứng. Quả lô chạy qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in cho đến khi hoàn thành số lượng bản cần in. Thao tác này được thực hiện liên tục cho đến khi hết một màu.

Sau khi màu thứ nhất in xong người thợ in sẽ tiến hành vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới và mực mới tương ứng vào và tiếp tục vận hành như trên. Tương tự cho đến khi hoàn thành nốt 3 màu còn lại sẽ cho ra bản in cuối cùng.

Sau khi hoàn tất, kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.

Bước 5: Gia công sau in

Công đoạn gia công gồm 2 phần đó là gia công cán màng và gia công cắt thành phẩm.

  • Gia công cán màng: gồm cán màng mờ và màng bóng. Tùy từng sản phẩm mà sẽ áp dụng loại gia công nào. Việc cán màng sẽ giúp sản phẩm dày hơn, chống trầy xước, chống rách, chống thấm.
  • Gia công cắt thành phẩm: Đây là công đoạn cuối cùng trong kỹ thuật in offset, nó sẽ quyết định đến hình dáng của sản phẩm nên phải được thực hiện một cách tỉ mỉ nhất.

>> Xem thêm: In hộp Giấy

Trong cuộc sống thường nhật và trong công việc, nhu cầu in ấn tương đối cũng nhiều, nhưng để có thể lựa chọn một nơi uy tín và đảm bảo cho chất lượng sản phẩm của mình khiến không ít người nhức đầu, In Thuần Việt nơi có thể cam kết với quý khách hàng các dịch vụ của công ty đều lấy khách hàng làm tâm, sẽ không khiến khách hàng thất vọng, vui lòng liên hệ hotline 0909117589 để được tư vấn miễn phí về các dịch vụ in.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0909 117 589
SMS: 0909 117 589 Nhắn tin Facebook Chat với Zalo
 
 

0909 117 589